Tại sao trong các vụ án hình sự, người bị buộc tội luôn có quyền bào chữa? Quyền bào chữa mang lại những lợi ích gì cho cả người bị buộc tội và cho xã hội? Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng Luật Gia Vinh tìm hiểu về khái niệm bào chữa và thủ tục đăng ký bào chữa.
1. Quyền bào chữa là gì?
Theo quy định của Hiến pháp 2013: Bào chữa là việc dùng lý lẽ, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo. Bào chữa là quyền hiến định của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự.
Có thể nhận thấy, bào chữa có những đặc điểm như sau:
Thứ nhất, về nội dung, bào chữa bao gồm tất cả các hoạt động của người bị buộc tội, bao gồm bị can, bị cáo và người bào chữa, từ thời điểm bị buộc tội cho đến khi có bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Thông qua các hành vi cụ thể, họ sẽ thực hiện các quyền luật định để làm rõ những tình tiết chứng minh sự vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, cũng như những tình tiết khác có lợi cho người bị buộc tội.
Điều này có thể bao gồm các hành vi tố tụng nhằm bác bỏ một phần hoặc toàn bộ cáo buộc của cơ quan tố tụng, hoặc đưa ra chứng cứ để giảm nhẹ trách nhiệm của người bị buộc tội, cũng như các hành vi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, ngay cả khi không trực tiếp liên quan đến việc giảm trách nhiệm hình sự trong vụ án.
Thứ hai, về vai trò, bào chữa là một trong những nội dung cơ bản của Bộ luật Tố tụng hình sự, đối lập với chức năng buộc tội của cơ quan tố tụng. Người bào chữa đóng vai trò quan trọng trong việc gỡ tội. Sự đối lập này đảm bảo cho hoạt động tố tụng hình sự diễn ra một cách dân chủ, khách quan và công bằng, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội.
Thứ ba, về quyền bào chữa, quyền này không chỉ thuộc về bị can, bị cáo mà còn áp dụng cho những người bị tình nghi phạm tội, tức là những người bị bắt, bị tạm giữ nhưng chưa bị khởi tố, cùng với người bào chữa và người đại diện hợp pháp của họ. Do đó, chủ thể của quyền bào chữa bao gồm tất cả những người bị buộc tội, như người bị bắt, bị tạm giữ, bị can và bị cáo.
Tóm lại, quyền bào chữa là một trong những quyền quan trọng của công dân trong quá trình tham gia tố tụng, và luôn được ghi nhận trong các văn bản pháp luật của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa được quy định trong Hiến pháp và là nguyên tắc đặc thù của tố tụng hình sự.
Việc ghi nhận và thực hiện nguyên tắc này có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, đồng thời giúp các cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa án giải quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện và chính xác.
2. Thủ tục đăng ký bào chữa
Thủ tục đăng ký bào chữa là quy trình pháp lý mà người bị buộc tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ thực hiện để mời luật sư tham gia bào chữa. Việc đăng ký bào chữa đúng quy định là rất quan trọng để đảm bảo quyền lợi của người bị buộc tội được bảo vệ một cách đầy đủ.
Theo Điều 78 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định nội dung như sau:
1. Trong mọi trường hợp tham gia tố tụng, người bào chữa phải đăng ký bào chữa.
Khi đăng ký bào chữa, người bào chữa phải xuất trình các giấy tờ:
a) Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu Luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội;
b) Người đại diện của người bị buộc tội xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và giấy tờ có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về mối quan hệ của họ với người bị buộc tội;
c) Bào chữa viên nhân dân xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử bào chữa viên nhân dân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận;
d) Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý xuất trình văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Thẻ Luật sư kèm theo bản sao có chứng thực.
Trường hợp chỉ định người bào chữa quy định tại Điều 76 của Bộ luật này thì người bào chữa xuất trình các giấy tờ:
a) Luật sư xuất trình Thẻ Luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử Luật sư của tổ chức hành nghề Luật sư nơi Luật sư đó hành nghề hoặc văn bản phân công của Đoàn Luật sư đối với Luật sư hành nghề là cá nhân;
b) Bào chữa viên nhân dân xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử bào chữa viên nhân dân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận;
c) Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý xuất trình Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Thẻ Luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kiểm tra giấy tờ và thấy không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bào chữa quy định tại khoản 5 Điều này thì vào sổ đăng ký bào chữa, gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa, cơ sở giam giữ và lưu giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa vào hồ sơ vụ án; nếu xét thấy không đủ điều kiện thì từ chối việc đăng ký bào chữa và phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng từ chối việc đăng ký bào chữa khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 72 của Bộ luật này;
b) Người bị buộc tội thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa từ chối người bào chữa.
Văn bản thông báo người bào chữa có giá trị sử dụng trong suốt quá trình tham gia tố tụng, trừ các trường hợp:
a) Người bị buộc tội từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa;
b) Người đại diện hoặc người thân thích của người bị buộc tội quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa.
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hủy bỏ việc đăng ký bào chữa và thông báo cho người bào chữa, cơ sở giam giữ khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Khi phát hiện người bào chữa thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 72 của Bộ luật này;
b) Vi phạm pháp luật khi tiến hành bào chữa.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, trong mọi trường hợp, người bào chữa muốn tham gia tố tụng hình sự phải đăng ký bào chữa.
Đăng ký bào chữa là căn cứ xác lập trách nhiệm của người bào chữa trong tố tụng hình sự, thiết lập mối quan hệ giữa người bào chữa và người bị buộc tội. Thủ tục này xóa bỏ rào cản hành chính giữa người bào chữa và cơ quan tố tụng.
3. Khi đăng ký, người bào chữa cần xuất trình các giấy tờ sau:
+ Luật sư: Thẻ Luật sư kèm bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu từ người bị buộc tội hoặc người đại diện.
+ Người đại diện: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm bản sao có chứng thực và giấy xác nhận mối quan hệ với người bị buộc tội.
+ Bào chữa viên nhân dân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm bản sao có chứng thực và văn bản cử từ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
+ Trợ giúp viên pháp lý: Văn bản cử từ tổ chức trợ giúp pháp lý và Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Thẻ Luật sư kèm bản sao có chứng thực.
4. Nghĩa vụ của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc đăng ký bào chữa của người bào chữa
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ quy định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kiểm tra giấy tờ và thấy không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bào chữa quy định tại khoản 5 Điều 78 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì vào sổ đăng ký bào chữa,
Đồng thời, gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa, cơ sở giam giữ và lưu giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa vào hồ sơ vụ án; nếu xét thấy không đủ điều kiện thì từ chối việc đăng ký bào chữa và phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
5. Các trường hợp từ chối việc đăng ký bào chữa
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối việc đăng ký bào chữa khi thuộc một trong các trường hợp:
– Trường hợp thứ nhất, là người bào chữa đã tham gia tố tụng hình sự với một trong các tư cách sau:
Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó, người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xóa án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
– Trường hợp thứ hai, là người bị buộc tội thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa từ chối người bào chữa.
Trên đây là những tư vấn về Tư cách luật sư tham gia bào chữa. Nếu còn thắc mắc, cần tư vấn, giải đáp cụ thể hơn, độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.
———
Thông tin liên hệ Luật Gia Vinh:
Văn phòng luật sư Hồ Chí Minh:
Website: https://luatgiavinh.vn/
Điện thoại: 090 579 8868
Email: luatgiavinh@gmail.com
Trụ sở – Văn phòng Thủ Đức: Số 38, Đường 31D, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Website: https://luatsuhochiminh.vn
Điện thoại: 0839868968
Văn phòng luật sư tại Đồng Nai: Số 1796 Đường Nguyễn Ái Quốc, phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Website: luatsudongnai.vn – Luatsubienhoa.com
Văn phòng luật sư tại Gò Vấp: Số 1 (Tầng 3) Đường số 53, Phường 14, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
Website: Luatsugovap.vn
Điện thoại: 0839868968
Văn phòng luật sư Phú Nhuận: Số 56/38/2C (Tầng 3), Thích Quảng Đức, Phú Nhuận, TP HCM.
Điện thoại: 090 579 8868