Giải thể doanh nghiệp là quá trình chấm dứt sự tồn tại của một doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó sẽ không còn hoạt động và tư cách pháp nhân cũng sẽ bị chấm dứt. Tuy nhiên để giải thể được doanh nghiệp thì cần trải qua rất nhiều thủ tục hành chính rườm rà. Luật Gia Vinh hiểu sẵn sàng hỗ trợ dịch vụ giải thể doanh nghiệp nhanh chóng nhất.
Chúng tôi sẽ giúp quý khách hàng chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục giải thể nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và chi phí.
1. Giải thể doanh nghiệp
Giải thể công ty chính là việc công ty (doanh nghiệp) thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh của mình. Có rất nhiều lý do dẫn đến quyết định giải thể: có thể là do các chủ sở hữu đạt được mục tiêu đặt ra hoặc không thể tiến hành hoạt động kinh doanh được nữa; bị cơ quan chức năng bắt phải giải thể theo quy định của pháp luật…
Doanh nghiệp có thể giải thể trong trường hợp sau:
+ Trường hợp tự nguyện: Theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên và chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.
+ Trường hợp bị cơ quan chức năng yêu cầu giải thể: Khi các thành viên trong công ty chuyển nhượng vốn góp, cổ phần hoặc công ty mua lại phần vốn góp, khiến công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong 6 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

2. Điều kiện giải thể công ty, doanh nghiệp
Doanh nghiệp có thể giải thể khi đáp ứng được toàn bộ các điều kiện sau:
+ Bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp, như lương của người lao động, nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội và khoản nợ đối với các đối tác làm ăn.
+ Doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa Án hoặc Trọng tài thương mại.
Trường hợp doanh nghiệp không còn khả năng thanh toán (mất khả năng thanh toán) thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục phá sản theo quy định của Luật phá sản.
3. Thủ tục giải thể doanh nghiệp
3.1 Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc theo quyết định của Tòa Án
Công ty bị giải thể do bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc theo quyết định của Tòa Án, thì thủ tục giải thể doanh nghiệp được thực hiện như sau:
Bước 1. Ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của Tòa án hoặc quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau đó cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đang làm thủ tục giải thể công ty.
Bước 2. Sau khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc nhận được quyết định giải thể doanh nghiệp của Tòa Án, doanh nghiệp phải triệu tập họp để ra quyết định giải thể (Quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân; quyết định của chủ sở hữu công ty hoặc của Hội đồng thành viên đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn; quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần)
Doanh nghiệp giải thể phải gửi:
-
Quyết định giải thể;
- Danh sách các chủ nợ và phương thức giải quyết nợ đối với từng chủ nợ: địa điểm, phương thức thanh toán và cách thức, thời hạn thanh toán.
Đến các cơ quan sau:
- Cơ quan đăng ký kinh doanh
- Cơ quan quản lý thuế trực tiếp
- Người lao động
- Niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp
- Các chủ nợ
Bước 3. Cơ quan đăng ký kinh doanh ra thông báo về việc giải thể doanh nghiệp
Sau 180 ngày kể từ ngày thông báo tình trạng giải thể mà không có sự phản đối của bên có liên quan hoặc trong 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị giài thể của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo giải thể doanh nghiệp và chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên cổng thôn tin điện tử.
3.2 Giải thể doanh nghiệp theo quyết định của chủ doanh nghiệp
Thủ tục giải thể đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp chỉ khác nhau về giấy tờ hồ sơ, còn trình tự thực hiện thủ tục là giống nhau:
Bước 1: Thực hiện thủ tục với Tổng Cục Hải Quan nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu.
Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục xin xác nhận hoàn thuế của Tổng cục hải quan nếu doanh nghiệp có thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu.
Hồ sơ xin xác nhận hoàn thuế của Tổng cục hải quan bao gồm:
- Văn bản đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế (theo mẫu)
- Bản sao y giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp
Bước 2: Thực hiện thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế (thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế) với cơ quan quản lý thuế.
Doanh nghiệp khi tiến hành giải thể doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước với cơ quan quản lý thuế.
Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế bao gồm:
- Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
- Quyết định giải thể (của chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, của chủ sở hữu và Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với Công ty Cổ phần);
- Biên bản họp của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông về việc giải thể doanh nghiệp;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp;
- Nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu thì phải bổ sung thêm văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế của Tổng cục Hải Quan;
Bước 3: Thực hiện thủ tục giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh
Hồ sơ thông báo giải thể doanh nghiệp gửi lên phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính bao gồm các giấy tờ sau:
- Thông báo giải thể doanh nghiệp
- Quyết định giải thể doanh nghiệp
- Biên bản họp về việc giải thể doanh nghiệp
- Biên bản thanh lý tài sản
- Xác nhận đóng tài khoản ngân hàng
- Xác nhận đóng mã số thuế
- Danh sách các chủ nợ và phương án giải quyết (nếu có)
- Bản chính giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Thông báo hủy mẫu dấu (theo mẫu)
Lưu ý: Đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập trước năm 2015 mà sử dụng con dấu do cơ quan Công An cấp thì phải thực hiện thủ tục trả lại mẫu con dấu cho cơ quan Công An. Hồ sơ trả con dấu bao gồm:
- Công văn xin trả mã dấu
- Con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu do Công an cấp
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Ngoài việc gửi thông báo giải thể tới phòng đăng ký kinh doanh, chủ doanh nghiệp còn phải gửi thông báo, quyết định giải thể của mình tới người lao động, đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính.
Thời hạn giải quyết:
Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải thể doanh nghiệp mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của các bên có liên quan bằng văn bản, Cơ quan đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng giải thể, đồng thời ra Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp.
Trên đây là những tư vấn về Thủ tục giải thể doanh nghiệp. Nếu còn thắc mắc, cần tư vấn, giải đáp cụ thể hơn, quý khách hàng vui lòng để lại câu hỏi tại đây.
———
Thông tin liên hệ Luật Gia Vinh:
Văn phòng luật sư Hồ Chí Minh:
Website: https://luatgiavinh.vn/
Điện thoại: 090 579 8868
Email: luatgiavinh@gmail.com
Trụ sở – Văn phòng Thủ Đức: Số 38, Đường 31D, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Website: https://luatsuhochiminh.vn
Điện thoại: 0839868968
Văn phòng luật sư tại Đồng Nai: Số 1796 Đường Nguyễn Ái Quốc, phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Website: luatsudongnai.vn – Luatsubienhoa.com
Văn phòng luật sư tại Gò Vấp: Số 1 (Tầng 3) Đường số 53, Phường 14, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
Website: Luatsugovap.vn
Điện thoại: 0839868968
Văn phòng luật sư Phú Nhuận: Số 56/38/2C (Tầng 3), Thích Quảng Đức, Phú Nhuận, TP HCM.
Điện thoại: 090 579 8868