Để quyết định giao con cho ai trực tiếp nuôi dưỡng, ngoài việc căn cứ vào quyền lợi về các mặt như điều kiện sống, điều kiện sinh hoạt, học tập, phát triển bản thân thì nguyện vọng của con khi ba mẹ ly hôn cũng rất quan trọng. Đối với con từ đủ 07 tuổi trở lên, Tòa án còn phải xem xét nguyện vọng của con khi ba mẹ ly hôn (con muốn ở với cha hay với mẹ nếu cha mẹ ly hôn). Sau đây, Luật sư hôn nhân – Luật GiaVinh xin tư vấn về vấn đề Xem xét nguyện vọng của con khi ba mẹ ly hôn.
Nội dung chính
Contents
Cơ sở pháp lý để Xem xét nguyện vọng của con khi ba mẹ ly hôn
- Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về Nguyện vọng của con khi ba me ly hôn
Luật sư hôn nhân tư vấn dựa vào Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”.
Như vậy, khi vợ chồng ly hôn, để quyết định giao con cho ai trực tiếp nuôi dưỡng, ngoài việc căn cứ vào quyền lợi về các mặt như điều kiện sống, điều kiện sinh hoạt, học tập, phát triển bản thân thì đối với con từ đủ 07 tuổi trở lên, Tòa án còn phải xem xét nguyện vọng của con (con muốn ở với cha hay với mẹ nếu cha mẹ ly hôn).
Ý kiến của con có phải là yếu tố quan trọng nhất?
Trên thực tế, qua quá trình hành nghề Luật sư nhiều năm, Luật sư hôn nhân – Luật Gia Vinh nhận thấy có nhiều trường hợp nguyện vọng của con khi ba mẹ ly hôn trái ngược với nhiều quyền lợi khác của con khi vợ chồng ly hôn. Vậy ý kiến của con có phải là yếu tố quyết định? Nếu có sự mâu thuẫn, Tòa án sẽ giải quyết như thế nào?
Dựa trên quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình như chúng tôi đã phân tích ở trên, việc xem xét nguyện vọng của con khi ba mẹ ly hôn khi con từ đủ 07 tuổi trở lên khi ba, mẹ ly hôn chỉ là một trong các yếu tố để Tòa án quyết định cho ai được quyền trực tiếp nuôi dưỡng con. Điều này thể hiện sự tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của con. Tuy nhiên, ý kiến của con không phải là yếu tố quan trọng nhất. Luật sư tư vấn Yếu tố quan trọng nhất là các điều kiện để con có cuộc sống tốt như: Điều kiện sinh hoạt, học tập, vui chơi, phát triển bản thân. Như vậy, bản án của tòa án mới đảm bảo tính công bằng và toàn diện.
Ý kiến của con trong trường hợp thuận tình ly hôn
Luật sư tư vấn đối với trường hợp thuận tình ly hôn, trên thực tế nhiều Tòa án không trực tiếp lấy lời khai của con từ đủ 7 tuổi trở lên mà chỉ cung cấp bản khai cho cha mẹ, đề nghị cha mẹ cho ký tự viết, tự ký tên và có chữ ký xác nhận của cha mẹ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, cha mẹ tự viết, tự ký tên con và ký tên mình rồi cung cấp cho Tòa án. Việc này là không đảm bảo được quyền của con – nguyện vọng của con khi va mẹ ly hôn – từ đủ 7 tuổi trở lên.
Theo quy định của pháp luật, đối với thuận tình ly hôn, cha mẹ đã thỏa thuận được với nhau về tất cả các vấn đề như quan hệ hôn nhân, con chung, tài sản chung. Mặc dù vậy, nhưng nếu nguyện vọng của con khi ba mẹ ly hôn cụ thể việc sẽ sống với cha hay mẹ khác với sự thỏa thuận của cha mẹ, Tòa án phải đưa vụ án ly hôn ra xét xử, cân nhắc tối đa quyền lợi về mọi mặt cho con mà không công nhận thuận tình ly hôn.
Trên đây là bài viết phân tích nguyện vọng của con khi cha mẹ ly hôn. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý, Dịch vụ ly hôn trọn gói tại Biên Hòa, Dịch vụ Giành quyền nuôi con, Dịch vụ giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn vui lòng liên hệ chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết.
Để được Luật sư của Luật Gia Vinh hỗ trợ, bạn có thể liên hệ:
Điện thoại: 0986 649 686 (Ls Dũng) – 090 579 8868 (Hotline)
Email: luatgiavinh@gmail.com
Địa chỉ: Số 1796 Đường Nguyễn Ái Quốc, phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Website : https://luatgiavinh.vn