24/02/2024 - 08:06

Có bắt buộc phải cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn?

Có bắt buộc phải cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn?

Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn là một vấn đề pháp lý quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của trẻ em. Việc đảm bảo trẻ em được nuôi dưỡng đầy đủ cả về vật chất và tinh thần là trách nhiệm của cả cha mẹ, bất kể họ có còn chung sống hay không. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy định của pháp luật về vấn đề này.

1. Tóm tắt câu hỏi của khách hàng về nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con 

Chào Luật sư, tôi có một vấn đề muốn được luật sư tư vấn. Nội dung cụ thể như sau:

Tôi và vợ kết hôn năm 2014 và có 1 con gái hiện đã được 9 tuổi. Tuy nhiên, cuộc sống vợ chồng có nhiều bất đồng, không còn hạnh phúc nên chúng tôi đang làm thủ tục ly hôn tại Tòa án. Tôi và vợ tôi đều thống nhất sẽ để vợ tôi trực tiếp nuôi dưỡng con gái. Còn tôi do làm việc ở xa nên sẽ gửi tiền cấp dưỡng hàng tháng.

Tuy nhiên, chúng tôi không thống nhất được số tiền cấp dưỡng nuôi con. Vợ tôi yêu cầu tôi mỗi tháng phải gửi 10 triệu đồng tiền cấp dưỡng. Tuy nhiên, thu nhập hàng tháng của tôi chỉ vào khoảng 12 đến 13 triệu đồng nên mức cấp dưỡng vợ tôi yêu cầu là quá sức đối với tôi.

Luật sư cho tôi hỏi, tôi có bắt buộc phải gửi tiền cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn hay không? Nếu có thì việc cấp dưỡng được thực hiện tới bao giờ và mức cấp dưỡng được xác định dựa trên cơ sở nào?

2. Luật sư tư vấn về nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn

Chào anh! Luật Gia Vinh đã nhận được yêu cầu tư vấn của anh, về vấn đề này, Luật sư có ý kiến tư vấn như sau:

2.1. Có bắt buộc phải cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn?

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 định nghĩa: Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng.

Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

Như vậy, do hai vợ chồng anh đã thống nhất sau khi ly hôn, vợ anh sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng con gái. Còn anh do làm việc xa không thể trực tiếp nuôi con được nên phải gửi tiền cấp dưỡng nuôi con là hoàn toàn hợp lý và đúng quy định của pháp luật.

Căn cứ khoản 2 Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì các cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng:

– Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó

– Người thân thích;

– Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

– Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

–  Hội liên hiệp phụ nữ.

Như vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng khi không trực tiếp nuôi con sau ly hôn là bắt buộc. Trường hợp anh không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì vợ anh có quyền yêu cầu Tòa án buộc anh phải thực hiện.

Có bắt buộc phải cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn?
Có bắt buộc phải cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn?

2.2. Mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào những yếu tố sau đây:

– Thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.

Trong trường hợp không thỏa thuận được thì sẽ do Tòa án giải quyết.

Như vậy, trong trường hợp của anh, trước tiên hai vợ chồng có thể cùng nhau thỏa thuận chọn một mức cấp dưỡng phù hợp với thu nhập hàng tháng của anh và các nhu cầu thiết yếu của con gái anh như: nhu cầu sinh hoạt, nhu cầu học tập, nhu cầu vui chơi, giải trí theo lứa tuổi và các nhu cầu thiết yếu khác của cháu. Trường hợp anh và vợ không tự thỏa thuận được có thể yêu cầu Tòa án đứng ra giải quyết.

Lưu ý: Mức cấp dưỡng có thể thay đổi khi có lý do chính đáng. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2.3. Việc cấp dưỡng nuôi con được thực hiện tới khi nào thì chấm dứt?

Căn cứ Điều 118 Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

(1) Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;

(2) Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;

(3) Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;

(4) Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;

(5) Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;

(6) Trường hợp khác theo quy định của luật.

Như vậy, trường hợp của anh cần cấp dưỡng nuôi con cho đến khi cháu thành niên (đủ 18 tuổi) và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình.

3. Dịch vụ luật sư tư vấn về quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng tại Luật Gia Vinh

Ly hôn là một quá trình phức tạp, đặc biệt khi có sự tham gia của con cái. Việc xác định và thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn đòi hỏi kiến thức sâu rộng về pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn bởi sự ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của con cái.

Với châm ngôn “luôn xem khách hàng là người thân và cam kết đồng hành hỗ trợ khách hàng tốt nhất”, Luật Gia Vinh luôn coi vấn đề của khách hàng là vấn đề của mình, vì vậy đội ngũ Luật sư của Luật Gia Vinh luôn hết mình hỗ trợ quý khách hàng. Khách hàng đến với Luật Gia Vinh, chúng tôi cam kết:

– Có đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm.

– Hỗ trợ tận tâm, lấy niềm tin của khách hàng làm nền tảng phát triển.

– Chi phí luật sư thấp, cố định, không phát sinh chi phí khác sau khi giải quyết xong, giúp tiết kiệm cho khách hàng.

– Ưu tiên tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho khách hàng.

– Bảo mật thông tin tuyệt đối an toàn.

– Cập nhật nhanh chóng tình hình vụ việc cho khách hàng trong suốt quá trình giải quyết.

Trên đây là những tư vấn về Có bắt buộc phải cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn? Nếu còn thắc mắc, cần tư vấn, giải đáp cụ thể hơn, khách hàng vui lòng để lại câu hỏi tại đây.

———

Thông tin liên hệ Luật Gia Vinh:

Văn phòng luật sư Hồ Chí Minh:

Website: https://luatgiavinh.vn/

Điện thoại: 090 579 8868

Email: luatgiavinh@gmail.com

Trụ sở – Văn phòng Thủ Đức: Số 38, Đường 31D, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Website: https://luatsuhochiminh.vn

Điện thoại: 0839868968

Văn phòng luật sư tại Đồng Nai: Số 1796 Đường Nguyễn Ái Quốc, phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Website: luatsudongnai.vn – Luatsubienhoa.com

Văn phòng luật sư tại Gò Vấp: Số 1 (Tầng 3) Đường số 53, Phường 14, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

Website: Luatsugovap.vn

Điện thoại: 0839868968

Văn phòng luật sư Phú Nhuận: Số 56/38/2C (Tầng 3), Thích Quảng Đức, Phú Nhuận, TP HCM.

Điện thoại: 090 579 8868

Đánh giá post này

Liên hệ với chúng tôi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đặt câu hỏi Đặt lịch tư vấn Báo giá