VẤN ĐỀ AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG
Công ty hiện đang hoạt động ở lĩnh vực sản xuất sản phẩm từ cao su. Căn cứ vào Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì lĩnh vực chế biến mủ cao su, sản xuất sản phẩm cao su nằm trong danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Vì vậy việc tuân thủ an toàn, vệ sinh lao động là rất quan trọng để tránh rủi trong quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh. Chúng tôi xin nêu một số quy định pháp luật liên quan để Công ty tham khảo như sau:
Thứ nhất, về kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động, Công ty nên lưu ý các quy định tại khoản 3 Điều 76 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 với các nội dung cần đảm bảo là:
– Có biện pháp kỹ thuật an toàn lao động và phòng, chống cháy, nổ;
– Có biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng, chống yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động;
– Trang bị, cung cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;
– Chăm sóc sức khỏe người lao động;
– Tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
Thứ hai, về nghĩa vụ của người sử dụng lao động, Công ty lưu ý thực hiện trách nhiệm theo khoản 2 Điều 7 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 như:
– Đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
– Trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;
– Xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Thứ ba, theo quy định tại Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ 01/4/2023 quy định trách nhiệm của Công ty như sau:
– Tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc.
– Lập danh mục và trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động và người đến thanh tra, kiểm tra, thăm quan, học tập;
– Quyết định thời hạn sử dụng, số lượng phương tiện bảo vệ cá nhân cho phù hợp với tính chất công việc và chất lượng của phương tiện bảo vệ cá nhân.
– Lập kế hoạch mua sắm (bao gồm cả dự phòng), trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.
– Kiểm tra, giám sát chất lượng, việc giao nhận phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.
– Lập sổ trang cấp, theo dõi việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân có chữ ký xác nhận của người lao động hoặc người đại diện của tổ đội, phân xưởng (theo Phụ lục II Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH) mẫu như sau:
SỔ THEO DÕI TRANG CẤP PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN NĂM…….
TT Họ và tên người nhận Bộ phận, nơi làm việc Tên, loại Số lượng Ngày nhận Ghi chú Ký nhận
1
NGƯỜI THỰC HIỆN CẤP PHÁT
(Ký tên) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
Thứ tư, trang thiết bị bảo vệ trong từng vị trí việc làm của người lao động:
Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH quy định trang bị cụ thể từng vị trí công việc liên quan đến các lĩnh vực khác nhau. Chúng tôi nêu một số vị trí công việc và yêu cầu trang cấp như sau:
– Phối liệu hóa chất sản xuất cao su, nhựa (PVC, PE, PP);
– Vận hành máy luyện cao su (luyện kín, sơ hỗn luyện, nhiệt luyện); – Quần áo bảo hộ lao động phổ thông;
– Mũ vải;
– Găng tay sợi hoặc vải bạt;
– Giày bảo hộ lao động (giầy da/giầy nhựa/giầy vải…);
– Khẩu trang lọc bụi;
– Khẩu trang/bắn mặt nạ/mặt nạ phòng khí độc;
– Kính chống các vật văng bắn;
– Bông y tế;
– Xà phòng.
– Sàng sẩy hóa chất sản xuất cao su;
– Lưu hóa các sản phẩm sản xuất từ cao su;
– Can, cắt, cán tạo hình các sản phẩm cao su; – Quần áo bảo hộ lao động phổ thông;
– Mũ an toàn công nghiệp(1);
– Găng tay vải bạt;
– Giầy vải bạt thấp cổ;
– Khẩu trang lọc bụi;
– Xà phòng.
– Phun in nhãn hiệu vào mặt hàng cao su, chất dẻo; – Quần áo bảo hộ lao động phổ thông;
– Mũ vải;
– Găng tay vải bạt;
– Giầy vải bạt thấp cổ;
– Khẩu trang lọc bụi;
– Kính chống các vật văng bắn;
– Xà phòng.
Kiểm tra chất lượng các sản phẩm. – Quần áo bảo hộ lao động phổ thông;
– Khẩu trang lọc bụi;
– Áo choàng vải trắng;
– Dép nhựa có quai hậu;
– Găng tay sợi hoặc vải bạt;
– Mũ vải;
– Giầy vải;
– Xà phòng.
Bảo dưỡng, lắp đặt thùng điện phân. – Quần áo bảo hộ lao động phổ thông;
– Giầy bảo hộ lao động mũi lót thép;
– Mũ an toàn công nghiệp;
– Găng tay vải;
– Khẩu trang lọc bụi;
– Ủng cao su cách điện;
– Mặt nạ phòng độc(1);
– Xà phòng.
Kiểm tra chất lượng các loại sản phẩm trong ngành hóa chất. – Quần áo vải trắng;
– Giầy vải;
– Mũ an toàn công nghiệp;
– Găng tay vải;
– Găng tay cao su;
– Khẩu trang lọc bụi;
– Kính bảo hộ lao động;
– Mặt nạ phòng độc;
– Ủng cao su;
– Xà phòng.
Bốc xếp, vận chuyển hóa chất. – Quần áo bảo hộ lao động phổ thông;
– Mũ vải;
– Găng tay vải bạt;
– Khẩu trang lọc bụi;
– Giầy vải bạt cao cổ chống trơn trượt;
– Đệm vai;
– Xà phòng.
Vệ sinh công nghiệp trong các nhà máy sản xuất hóa chất. – Quần áo bảo hộ lao động phổ thông;
– Mũ vải;
– Ủng cao su chống dầu(1);
– Găng tay vải bạt;
– Giầy vải bạt thấp cổ
– Kính chống các vật văng bắn(1);
– Khẩu trang vải;
– Khẩu trang chống độc;
– Găng tay cao su;
– Xà phòng
Làm việc ở các phòng thí nghiệm, xét nghiệm, kiểm nghiệm hàng hóa tiếp xúc với các loại hóa chất. – Áo choàng vải trắng;
– Mũ vải trắng;
– Găng tay cao su;
– Kính chống các vật văng bắn chống hóa chất dạng lỏng văng vào mắt;
– Khẩu trang lọc bụi phòng độc;
– Yếm hoặc tạp dề chống ướt, bẩn(1);
– Găng tay chống axít, kiềm(1);
– Mặt nạ phòng độc;
– Ủng cao su;
– Xà phòng.
(Công ty có thể xem đầy đủ tại Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH)
Để tránh việc vi phạm, Công ty nên thực hiện rà soát lại một số nội dung về an toàn lao động, trang bị đầy đủ nhất trong phạm vi khả năng của mình các vật dụng, thiết bị cần thiết theo các quy định ở trên.